Quy trình giải quyết kiến nghị về đấu thầu
Quy trình giải quyết kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu
Trong quá trình đấu thầu tính đến trước ngày thông báo kết quả đấu thầu, nhà thầu tham gia đấu thầu có quyền kiến nghị về các vấn đề có liên quan trong quá trình đấu thầu và được tiến hành theo trình tự sau đây:
Bước 1: Nhà thầu gửi đơn kiến nghị đến bên mời thầu. Trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu, bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu.
Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết theo quy định tại bước 2.
Bước 2: Chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong thời hạn tối đa là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến người có thẩm quyền để xem xét, giải quyết theo quy định tại bước 3.
Bước 3: Trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu, người có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu.
Trường hợp người có thẩm quyền không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Khái quát quy trình Quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu Trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày thông báo kết quả đấu thầu, nhà thầu tham gia đấu thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và được tiến hành theo trình tự sau đây: Bước 1: Nhà thầu gửi đơn kiến nghị đến bên mời thầu. Trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu, bên mời thầu có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết theo quy định tại bước 2. Bước 2: Khi nhận được đơn kiến nghị của nhà thầu, trong thời hạn tối đa là 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu, chủ đầu tư có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đồng thời đến người có thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị (thông qua bộ phận thường trực giúp việc của Chủ tịch Hội đồng tư vấn) để được xem xét, giải quyết theo quy định tại bước 3. Bước 3: Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị (sau đây gọi là Hội đồng tư vấn) có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, các cơ quan liên quan đến gói thầu cung cấp các thông tin, tài liệu, ý kiến cần thiết để hình thành Báo cáo kết quả làm việc. Trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn có thể làm việc trực tiếp với các đối tượng liên quan để làm rõ vấn đề. Thời gian để Hội đồng tư vấn làm việc cho đến khi có Báo cáo kết quả tối đa là 20 ngày kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu. Hội đồng tư vấn gồm có Chủ tịch là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, các thành viên gồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được Báo cáo kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn, người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án. Khái quát quy trình Lưu ý: Nhà thầu có thể lựa chọn cách khởi kiện ngay ra Tòa án mà không thực hiện theo trình tự trên đây. Chỉ những kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu khi được gửi để giải quyết ở cấp người có thẩm quyền thì đơn kiến nghị mới được gửi đồng thời đến Hội đồng tư vấn để Hội đồng này xem xét, tư vấn cho người có thẩm quyền để giải quyết. Quy trình giải quyết kiến nghị được tiến hành theo trình tự 3 bước như trên nếu kiến nghị được gửi đến cấp người có thẩm quyền. Trường hợp nhà thầu dừng kiến nghị ở cấp bên mời thầu hoặc chủ đầu tư thì trình tự chỉ ở bước 1 hoặc bước 2. Quy định 3 bước như trên không có nghĩa là tất cả nhà thầu khi kiến nghị đều phải thực hiện cả 3 bước. Nhà thầu không được kiến nghị vượt cấp. Những kiến nghị vượt cấp sẽ được cơ quan, đơn vị nhận được kiến nghị trả lại cho nhà thầu, hướng dẫn kiến nghị đúng cấp hoặc chuyển cho cấp có thẩm quyền giải quyết kiến nghị.
Tổng hợp
Tổng hợp khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan tới Đấu thầu (Từ 01/01/2011 đến 31/12/2016)
TỔNG HỢP KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (Từ 01/01/2011 đến 31/12/2016) Hạng mục Mục Số lượng Hình thức khiếu nại, tố cáo Đơn thư Bằng miệng HẠNG MỤC ĐẤU THẦU Số khiếu nại nhận được…