(PetroTimes) – Cuộc sống của người dân thuộc diện di dân tái định cư Thủy điện Trung Sơn (xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đang thay đổi từng ngày. Sau bao năm sống với cái nghèo, cái khổ, rồi nạn ma túy, nghiện hút, giờ đây người dân đã biết đến điện lưới, con đường nhựa, rồi thì cả cách nuôi con gà, con dê hay chăm đàn bò… không chỉ để ăn mà còn để bán, tăng thu nhập cho gia đình. Những ngôi nhà sàn rách nát ngày nào giờ cũng được thay bằng những ngôi nhà sàn kiên cố, mái lợp ngói đỏ au.
Điện, đường về bản
Điện, đường về bản
Xã Trung Sơn nằm ở thượng nguồn sông Mã, địa hình chủ yếu là đồi núi. Theo anh Trần Đình Lợi – cán bộ Phòng Bồi thường – Giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý Dự án Thủy điện Trung Sơn, trước đây để đi từ Hà Nội đến trung tâm xã, người ta phải đi nhờ lối Hòa Bình. Tuy nhiên, để đi từ thị trấn Co Lương (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) thì lại là cả chặng đường đầy thử thách. Quãng đường chỉ chừng 30km nhưng là đường mòn đất đỏ. Trời nắng đi còn được chứ trời mưa thì chịu, đường lầy lội, trơn trượt. Còn nếu đi từ hướng TP Thanh Hóa lên thì cũng phải mấy trăm cây số, trong đó có nhiều đoạn đường đất cấp phối, đất đá lởm chởm, với rất nhiều những ổ voi, ổ chuột… Thời tiết ở Trung Sơn cũng rất khắc nghiệt. Nắng thì cháy da cháy thịt, mưa thì thối đất, thối cát.
Tập quán canh tác của người dân xã Trung Sơn cũng hết sức nghèo nàn, lạc hậu. Họ chỉ biết trồng mấy luống rau trong vườn, nuôi vài con gà, rồi thì lên rừng phát nương trồng ngô, sắn hay trồng luồng. Nhưng vì đất đai cằn cỗi, đường sá đi lại xa xôi, cách trở nên hiệu quả rất thấp dù người dân đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Vậy nên cuộc sống của người dân Trung Sơn bao đời nay vẫn cứ nghèo, cứ khổ, rồi buôn bán ma túy, nghiện ngập…
Trường mầm non khu tái định cư Tổ Xước
Tuy nhiên, Trung Sơn ngày hôm nay đã khác, khoác lên mình bộ áo mới tươi tắn và đẹp đẽ hơn rất nhiều. Con đường mòn lầy lội, trơn trượt mỗi lúc trời mưa ngày nào giờ đã được trải nhựa, bê tông hóa từ thị trấn Co Lương vào tận khu tái định cư Tổ Xước. Từ khi có con đường này, bọn trẻ ở đây đã dễ dàng xuống các trường cấp I, cấp II của xã để học. Rồi các thương lái vào tận nơi để thu mua ngô, sắn, luồng… Hoạt động giao thương vì thế được đẩy mạnh, qua đó góp phần nâng cao đời sống cho bà con. Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt nhất cho bà con phát triển sản xuất, ổn định kinh tế gia đình, hệ thống lưới điện đã được Trung Sơn đầu tư, xây dựng về từng khu tái định cư, sẵn sàng cấp điện cho bà con. Bám dọc theo con đường đó, đoạn chạy qua khu tái định cư là san sát những ngôi nhà sàn, nhà cấp 4 kiên cố, mái ngói đỏ…
Đứng bên ngôi nhà mới kiên cố, còn thơm mùi vôi ve, bà Ngân Thị Sạch bảo, cuộc sống của người dân ở đây trước kia nghèo khổ lắm, chẳng mấy ai dám nghĩ đến chuyện xây nhà, rồi sắm cái tivi xem chương trình thời sự… Quanh năm đi nương, làm rẫy cũng chẳng đủ ăn vì đất đai cằn cỗi, năng suất rất thấp. Cây luồng trồng 5-7 năm mới cho thu hoạch nhưng đến khi thu hoạch thì phải vác xuống sông, đóng thành bè thả trôi về dưới Co Lương mới bán được. Mặc dù phải mất nhiều năm mới được thu hoạch như vậy nhưng giá mỗi cây luồng cũng rất thấp, cây cao, to thì giá cao nhất cũng chỉ 20.000 đồng/cây, còn với những cây nhỏ, sâu, giá chỉ 10.000-11.000 đồng/cây. Vì nghèo, vì khổ nên đám thanh niên, người có sức kéo nhau đi làm thuê, làm mướn khắp nơi. Bản thân con trai bà cũng vào mãi tận Tây Nguyên làm thuê…
Tuy nhiên, từ khi có Dự án Thủy điện Trung Sơn, những điều không dám nghĩ đó và tưởng chừng chỉ có trong giấc mơ đã trở thành sự thực. Ngoài việc được dự án hỗ trợ xây nhà (nếu không xây nhà thì có thể nhận tiền để tự xây, dự án sẽ giao mặt bằng cho người dân – PV), người dân sẽ được hỗ trợ giống cây trồng, con giống, rồi được tham gia các lớp học về nuôi trồng sao cho khoa học, hiệu quả. Chuyện nuôi con gà, con dê, làm bè thả cá dưới sông, rồi trồng cây nhãn, cây bưởi… vì thế chẳng còn xa lạ.
“Thực sự là chưa bao giờ tôi dám nghĩ sẽ được ở trong một ngôi nhà mới kiên cố như thế này. Sắp tới, khi được cấp điện lưới, tôi sẽ mua cái tivi để xem chương trình thời sự và xem bà con khắp nơi trồng trọt, chăn nuôi như thế nào” – bà Sạch tâm sự.
Chung dòng cảm xúc với bà Sạch, chị Lương Thị Cười bảo rằng, bao giờ có điện, gia đình chị sẽ mua cái tivi để xem chương trình thời sự, nghe dự báo thời tiết và đặc biệt là để xem bóng đá. Và khi được hỏi về những dự định trong tương lai, chị Cười cho hay, gia đình được Dự án Trung Sơn hỗ trợ 280 triệu đồng tiền xây nhà và san lấp mặt bằng cho, rồi thì cấp cả đất để mà trồng trọt, chăn nuôi. Làm nhà xong, nếu còn tiền thì gia đình chị sẽ mua 2 con bò và gửi tiết kiệm ngân hàng.
Tương lai tươi sáng
Một cuộc sống mới đang dần hình thành tại khu tái định cư Tổ Xước và theo ông Ngân Văn Quàn – Tổ trưởng khu 1 Tổ Xước thì những đổi thay này là giấc mơ bao đời của người dân ở đây. Người dân ở đây cảm ơn Đảng, ơn Chính phủ, cảm ơn những “người lính” Thủy điện Trung Sơn rất nhiều. Họ không chỉ mang đến cho bà con nơi đây một con đường trải nhựa, bê tông hóa, hiện thực hóa giấc mơ được sử dụng điện lưới quốc gia mà còn giúp người dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học, hiện đại thông qua các lớp học về sinh kế.
“Trước đây, người dân Trung Sơn có bao giờ nghĩ đến chuyện nuôi con gà, con dê hay đóng cái bè thả cá dưới sông đâu. Nhưng giờ thì khác, ai nấy đều biết cả, người ít vốn thì đăng ký nuôi gà, nhiều vốn thì đăng ký nuôi dê, nuôi cá, nuôi bò…” – ông Quàn nói.
Không chỉ lo cho người dân ở các khu tái định cư có chỗ ăn, chỗ ở với đường xá, điện nước đầy đủ, vấn đề chăm lo đời sống tinh thần, rồi thì chuyện học hành của bọn trẻ cũng được Ban Quản lý Dự án Thủy điện Trung Sơn đặc biệt quan tâm. Trong các hạng mục tại các điểm tái định cư đều có nhà văn hóa, nhà trẻ được xây dựng kiên cố, với trang thiết bị hiện đại. Theo chân ông Quàn vào trường mầm non của khu tái định cư Tổ Xước, tôi thực sự ấn tượng với quy mô của trường. Vượt xa so với những mường tượng ban đầu của tôi. Ngôi trường được xây dựng trên phần diện tích khoảng 1.000m2 bao gồm 1 phòng học, 1 phòng ăn, 1 phòng bếp được xây dựng kiên cố, mái lợp ngói, trần làm bằng nhựa, nền lát gạch men bóng nhóang. Rồi sân chơi, nhà vệ sinh… Tất cả đều rất khang trang, sạch sẽ.
Đứng trong khuôn viên ngôi trường, ông Quàn không giấu nổi cảm xúc vui sướng bảo rằng: Trước đây, có bao giờ người dân chúng tôi nghĩ đến chuyện gửi con, gửi cháu đi học lớp mầm non đâu. Cứ để ở nhà, đứa lớn trông đứa bé. Thậm chí có khi, bố mẹ địu lên rừng phát rẫy, làm nương, khổ cực lắm. Nay thì tốt rồi, có trường, sau này lại có cô giáo lên trông, bọn trẻ sẽ được dạy dỗ, chăm sóc đầy đủ hơn từ nhỏ…
Trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới, ông Hoàng Ngọc Hiển – Phó ban Quản lý Dự án Thủy điện Trung Sơn khẳng định: Công tác di dân tái định cư ở Thủy điện Trung Sơn không đơn thuần là lo cho bà con cái nhà, cấp cho bà con mảnh đất, rồi bồi thường cho bà con ít tiền là xong. Ngay từ những ngày đầu lập đề án, chúng tôi đã xác định mục tiêu là phải làm sao giúp bà còn vùng di dân tái định không chỉ ổn định cuộc sống mà còn phải giúp bà con biết cách là ăn, phát triển kinh tế gia đình.
“Với mục tiêu giúp đồng bào tái định cư Dự án Thủy điện Trung Sơn có một cuộc sống ổn định, dài lâu và có điều kiện phát triển sản xuất, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở các điểm tái định cư, Dự án Thủy điện Trung Sơn còn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi như đập dâng, kênh dẫn nước từ các đập dâng về các khu ruộng… phục vụ công tác tưới tiêu trong sản xuất. Chỉ có như thế, cuộc sống của bà con vùng tái định mới được cải thiện, phát triển bền vững” – ông Hiển nhấn mạnh.
Theo Báo Năng lượng Mới số 412
[:]
Tập quán canh tác của người dân xã Trung Sơn cũng hết sức nghèo nàn, lạc hậu. Họ chỉ biết trồng mấy luống rau trong vườn, nuôi vài con gà, rồi thì lên rừng phát nương trồng ngô, sắn hay trồng luồng. Nhưng vì đất đai cằn cỗi, đường sá đi lại xa xôi, cách trở nên hiệu quả rất thấp dù người dân đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Vậy nên cuộc sống của người dân Trung Sơn bao đời nay vẫn cứ nghèo, cứ khổ, rồi buôn bán ma túy, nghiện ngập…
Trường mầm non khu tái định cư Tổ Xước
Tuy nhiên, Trung Sơn ngày hôm nay đã khác, khoác lên mình bộ áo mới tươi tắn và đẹp đẽ hơn rất nhiều. Con đường mòn lầy lội, trơn trượt mỗi lúc trời mưa ngày nào giờ đã được trải nhựa, bê tông hóa từ thị trấn Co Lương vào tận khu tái định cư Tổ Xước. Từ khi có con đường này, bọn trẻ ở đây đã dễ dàng xuống các trường cấp I, cấp II của xã để học. Rồi các thương lái vào tận nơi để thu mua ngô, sắn, luồng… Hoạt động giao thương vì thế được đẩy mạnh, qua đó góp phần nâng cao đời sống cho bà con. Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt nhất cho bà con phát triển sản xuất, ổn định kinh tế gia đình, hệ thống lưới điện đã được Trung Sơn đầu tư, xây dựng về từng khu tái định cư, sẵn sàng cấp điện cho bà con. Bám dọc theo con đường đó, đoạn chạy qua khu tái định cư là san sát những ngôi nhà sàn, nhà cấp 4 kiên cố, mái ngói đỏ…
Đứng bên ngôi nhà mới kiên cố, còn thơm mùi vôi ve, bà Ngân Thị Sạch bảo, cuộc sống của người dân ở đây trước kia nghèo khổ lắm, chẳng mấy ai dám nghĩ đến chuyện xây nhà, rồi sắm cái tivi xem chương trình thời sự… Quanh năm đi nương, làm rẫy cũng chẳng đủ ăn vì đất đai cằn cỗi, năng suất rất thấp. Cây luồng trồng 5-7 năm mới cho thu hoạch nhưng đến khi thu hoạch thì phải vác xuống sông, đóng thành bè thả trôi về dưới Co Lương mới bán được. Mặc dù phải mất nhiều năm mới được thu hoạch như vậy nhưng giá mỗi cây luồng cũng rất thấp, cây cao, to thì giá cao nhất cũng chỉ 20.000 đồng/cây, còn với những cây nhỏ, sâu, giá chỉ 10.000-11.000 đồng/cây. Vì nghèo, vì khổ nên đám thanh niên, người có sức kéo nhau đi làm thuê, làm mướn khắp nơi. Bản thân con trai bà cũng vào mãi tận Tây Nguyên làm thuê…
Tuy nhiên, từ khi có Dự án Thủy điện Trung Sơn, những điều không dám nghĩ đó và tưởng chừng chỉ có trong giấc mơ đã trở thành sự thực. Ngoài việc được dự án hỗ trợ xây nhà (nếu không xây nhà thì có thể nhận tiền để tự xây, dự án sẽ giao mặt bằng cho người dân – PV), người dân sẽ được hỗ trợ giống cây trồng, con giống, rồi được tham gia các lớp học về nuôi trồng sao cho khoa học, hiệu quả. Chuyện nuôi con gà, con dê, làm bè thả cá dưới sông, rồi trồng cây nhãn, cây bưởi… vì thế chẳng còn xa lạ.
“Thực sự là chưa bao giờ tôi dám nghĩ sẽ được ở trong một ngôi nhà mới kiên cố như thế này. Sắp tới, khi được cấp điện lưới, tôi sẽ mua cái tivi để xem chương trình thời sự và xem bà con khắp nơi trồng trọt, chăn nuôi như thế nào” – bà Sạch tâm sự.
Chung dòng cảm xúc với bà Sạch, chị Lương Thị Cười bảo rằng, bao giờ có điện, gia đình chị sẽ mua cái tivi để xem chương trình thời sự, nghe dự báo thời tiết và đặc biệt là để xem bóng đá. Và khi được hỏi về những dự định trong tương lai, chị Cười cho hay, gia đình được Dự án Trung Sơn hỗ trợ 280 triệu đồng tiền xây nhà và san lấp mặt bằng cho, rồi thì cấp cả đất để mà trồng trọt, chăn nuôi. Làm nhà xong, nếu còn tiền thì gia đình chị sẽ mua 2 con bò và gửi tiết kiệm ngân hàng.
Tương lai tươi sáng
Một cuộc sống mới đang dần hình thành tại khu tái định cư Tổ Xước và theo ông Ngân Văn Quàn – Tổ trưởng khu 1 Tổ Xước thì những đổi thay này là giấc mơ bao đời của người dân ở đây. Người dân ở đây cảm ơn Đảng, ơn Chính phủ, cảm ơn những “người lính” Thủy điện Trung Sơn rất nhiều. Họ không chỉ mang đến cho bà con nơi đây một con đường trải nhựa, bê tông hóa, hiện thực hóa giấc mơ được sử dụng điện lưới quốc gia mà còn giúp người dân tiếp cận với những tiến bộ khoa học, hiện đại thông qua các lớp học về sinh kế.
“Trước đây, người dân Trung Sơn có bao giờ nghĩ đến chuyện nuôi con gà, con dê hay đóng cái bè thả cá dưới sông đâu. Nhưng giờ thì khác, ai nấy đều biết cả, người ít vốn thì đăng ký nuôi gà, nhiều vốn thì đăng ký nuôi dê, nuôi cá, nuôi bò…” – ông Quàn nói.
Không chỉ lo cho người dân ở các khu tái định cư có chỗ ăn, chỗ ở với đường xá, điện nước đầy đủ, vấn đề chăm lo đời sống tinh thần, rồi thì chuyện học hành của bọn trẻ cũng được Ban Quản lý Dự án Thủy điện Trung Sơn đặc biệt quan tâm. Trong các hạng mục tại các điểm tái định cư đều có nhà văn hóa, nhà trẻ được xây dựng kiên cố, với trang thiết bị hiện đại. Theo chân ông Quàn vào trường mầm non của khu tái định cư Tổ Xước, tôi thực sự ấn tượng với quy mô của trường. Vượt xa so với những mường tượng ban đầu của tôi. Ngôi trường được xây dựng trên phần diện tích khoảng 1.000m2 bao gồm 1 phòng học, 1 phòng ăn, 1 phòng bếp được xây dựng kiên cố, mái lợp ngói, trần làm bằng nhựa, nền lát gạch men bóng nhóang. Rồi sân chơi, nhà vệ sinh… Tất cả đều rất khang trang, sạch sẽ.
Đứng trong khuôn viên ngôi trường, ông Quàn không giấu nổi cảm xúc vui sướng bảo rằng: Trước đây, có bao giờ người dân chúng tôi nghĩ đến chuyện gửi con, gửi cháu đi học lớp mầm non đâu. Cứ để ở nhà, đứa lớn trông đứa bé. Thậm chí có khi, bố mẹ địu lên rừng phát rẫy, làm nương, khổ cực lắm. Nay thì tốt rồi, có trường, sau này lại có cô giáo lên trông, bọn trẻ sẽ được dạy dỗ, chăm sóc đầy đủ hơn từ nhỏ…
Trao đổi với phóng viên Báo Năng lượng Mới, ông Hoàng Ngọc Hiển – Phó ban Quản lý Dự án Thủy điện Trung Sơn khẳng định: Công tác di dân tái định cư ở Thủy điện Trung Sơn không đơn thuần là lo cho bà con cái nhà, cấp cho bà con mảnh đất, rồi bồi thường cho bà con ít tiền là xong. Ngay từ những ngày đầu lập đề án, chúng tôi đã xác định mục tiêu là phải làm sao giúp bà còn vùng di dân tái định không chỉ ổn định cuộc sống mà còn phải giúp bà con biết cách là ăn, phát triển kinh tế gia đình.
“Với mục tiêu giúp đồng bào tái định cư Dự án Thủy điện Trung Sơn có một cuộc sống ổn định, dài lâu và có điều kiện phát triển sản xuất, ngoài việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở các điểm tái định cư, Dự án Thủy điện Trung Sơn còn đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi như đập dâng, kênh dẫn nước từ các đập dâng về các khu ruộng… phục vụ công tác tưới tiêu trong sản xuất. Chỉ có như thế, cuộc sống của bà con vùng tái định mới được cải thiện, phát triển bền vững” – ông Hiển nhấn mạnh.
Theo Báo Năng lượng Mới số 412