Kết quả thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực đầu tư xây dựng công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn

Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp trong Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra tại “Đề án tổng thể chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đến năm 2022, tính đến năm 2025”, Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) xác định chuyển đổi số trong lĩnh vực đầu tư xây dựng  là một trong những mục tiêu rất quan trọng, là giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng công trình và hiệu quả trong đầu tư xây dựng.

Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Dưới sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo TSHPCo và sự nỗ lực hết mình của các cán bộ chuyên môn, chuyển đổi số lĩnh vực đầu tư xây dựng đã đạt được các kết quả ấn tượng, cụ thể:

  • 100% các gói thầu thực hiện theo hình thức chào hàng cạnh tranh và đấu thầu rộng rãi được tổ chức đấu thầu qua hệ thống điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • 100% dữ liệu của nhà thầu được đánh giá, chấm điểm nghiêm túc và chất lượng.
  • Hồ sơ dự án thủy điện Trung Sơn đã được quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử thông qua hệ thống phần mềm quản lý đầu tư xây dựng (IMIS) của EVN.
  • Ứng dụng QR-CODE cũng đã được TSHPCo sử dụng để thực hiện công tác quản lý VTTB
  • Ngoài ra, TSHPCo cũng đang nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức về BIM (tạm dịch: Mô hình thông tin công trình) và các công nghệ cao trong lĩnh vực đầu tư xây dựng tại các buổi hội thảo do Tổng công ty Phát điện 2 tổ chức như:  Hội thảo về “Giải pháp cho Tòa nhà thông minh (Smart Building)”, hội thảo về “Tìm hiểu, ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong công tác thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành”
Hội thảo đào tạo kiến thức BIM

Trong giai đoạn tiếp theo (đến hết năm 2025), mục tiêu của TSHPCo đã đề ra là: Công tác quản lý mua sắm thiết bị cho dự án mới từ khâu chế tạo đến khâu lắp đặt đều được số hóa 100% và áp dựng hệ thống QR code; Giám sát công trình: 100% dự án nguồn điện mới được giám sát, quản lý bằng hệ thống camera với ứng dụng công nghệ số như AI, camera thông minh nhận diện hình ảnh và chụp ảnh nhiệt để giám sát chất lượng thi công của nhà thầu cũng như an toàn lao động trên công trường; Nhật ký công trình điện tử và chữ ký số trong công tác quản lý dự án được thực hiện trên ứng dụng 100%. Trong công tác khảo sát thiết kế sẽ áp dụng ứng dụng công nghệ mới trong khâu khảo sát thiết kế cho dự án nguồn điện.

Tin và ảnh: KTAT

Trả lời