3 năm trước, người dân ở các xã Thành Sơn, Trung Sơn của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa tỏ ra ngán ngẩm những con đường “nắng bụi, mưa lầy”. Giao thông cách trở vô tình đã ảnh hưởng tới cuộc sống, đi lại của người dân, sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Giờ đây những con đường lầy lội, ổ gà, ổ trâu trước kia đã nhường chỗ cho những con đường, những cây cầu khang trang, thoáng mát. Các em nhỏ tung tăng cắp sách tới trường không còn phải trèo đèo lội suối , không còn cảnh đưa đò gian nan và nguy hiểm vào mùa mưa lũ. Những chuyến xe khách đã có thể đến tận mọi nẻo đường của thôn bản.
Cùng nhìn lại những đổi thay của các bản làng vùng dự án thủy điện Trung Sơn qua những hình ảnh dưới đây:
Cầu suối Xia nối Quốc lộ 15A với đường chính dẫn vào các xã Thành Sơn, Trung Sơn của huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa chỉ là những tấm gỗ và những cây luồng, hằng năm vào mùa lũa nước nước cuốn trôi, cắt đứt mạch giao thông chính của địa phương…
… Giờ đây dự án thủy điện Trung Sơn đã xây dựng Cầu Co Lương bắc qua suối Xia được thiết kế dài 4 nhịp 33m, chiều rộng 8m giúp hàng nghìn người dân đi lại thuận lợi và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Những con đường lầy lội, ổ gà, ổ trâu…
… Giờ đây đã nhường chỗ cho hơn 20 Km đường thi công – vận hành thủy điện Trung Sơn có quy mô thiết kế đường cấp V miền núi, bề rộng nền đường 6.5m và mặt đường 5.5m khang trang.
Suối Pó, xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa năm 2012 trở về trước vào ngày mưa lũ nước dâng cao người dân không thể đi lại được…
…Giờ đây đã cầu Suối Pó đã được xây dựng từ dự án thủy điện Trung Sơn với chiều dài 33 mét, rộng 7 mét khang trang.
Cầu Co Me được xây dựng ngoài việc phục vụ thi công dự án thủy điện Trung Sơn còn giúp hơn 100 hộ gia đình bản Chiềng, xã Trung Sơn đi lại được thuận lợi hơn, không còn cảnh “lái đò” qua sông Mã.
Cầu suối Quanh tại xã Trung Sơn, ngoài mục đích phục vụ vận chuyển vật liệu thi công công trình thủy điện Trung Sơn còn giúp hàng trăm hộ gia đình đi lại thuận lợi hơn, không còn cảnh kết bè qua suối.
Trước đây những chuyến luồng sau khi khai thác bà con phải vất vả vận chuyển bằng đường sông mất nhiều thời gian, công sức mới tới điểm tập kết cho chủ hàng…
…Giờ đây có đường lớn ô tô của chủ hàng đến tận nơi để vận chuyển vừa tiết kiện thời gian, công sức vừa tăng giá trị của sản phẩm.
Giao thông phát triển giúp bà con vùng dự án được tiếp cận với thị trường
[:]