Nguồn tin: http://thoibao.today/paper/thuy-dien-trung-son-trong-thoi-ky-nuoc-rut-953149
Theo kế hoạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), năm 2016, Tập đoàn sẽ đưa vào phát điện Tổ máy 1 và 2 của Thủy điện Trung Sơn
PV: Trước hết, xin ông cho biết tiến độ triển khai Dự án Thủy điện Trung Sơn?
Ông Vũ Hữu Phúc: Nói về tiến độ thì tính đến thời điểm này có thể khẳng định, xét về tổng thể, Dự án xây dựng Nhà máy Thủy điện Trung Sơn đã đảm bảo tiến độ đề ra như việc đưa công trình dẫn dòng vào sử dụng, hoàn thành các hạng mục cho công tác chống lũ, 100% khối lượng bê tông RCC và đào lấp đã hoàn thành… Và đây chính là tiền đề để chúng tôi tiến hành đóng cống dẫn dòng, tích nước hồ chứa vào tháng 10 và phát điện Tổ máy 1 vào tháng 11, Tổ máy 2 vào tháng 12.
PV: Ban Quản lý Dự án Thủy điện Trung Sơn đã có giải pháp gì để đảm bảo tiến độ đề ra như trên?
Ông Vũ Hữu Phúc: Nói nhanh về tiến độ thì là vậy nhưng để hoàn thành những mục tiêu này, khối lượng công việc trước mắt là rất lớn. Đó là việc lắp đặt, hạ đặt rotor Tổ máy 1. Là việc di dân tái định cư khỏi vùng lòng hồ. Hoàn thành các hạng mục công trình đảm bảo yêu cầu đóng cống dẫn dòng, tích nước hồ chứa… Và để đảm bảo các hạng mục được thực hiện đúng tiến độ, hiện nay, anh em ban quản lý đang phải “trực chiến” 24/24 nhằm kiểm soát tiến độ đề ra.
Chúng tôi đã lập ra một danh mục các việc phải làm liên quan đến từng hạng mục công trình, từng mốc tiến độ và phân công các phòng, ban chuyên môn đôn đốc theo dõi, giám sát. Hằng tuần, vào sáng thứ Ba, chúng tôi sẽ tiến hành họp báo cáo, cập nhật tình hình triển khai các công việc phục vụ cho việc đóng cống dẫn dòng và tích nước cũng như liên quan đến việc chạy Tổ máy số 1. Qua đó, những tồn tại, vướng mắc trên công trường nói chung hay từng hạng mục nói riêng sẽ được chỉ ra, bàn bạc và tìm cách tháo gỡ một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Cùng với đó, hằng tuần, chúng tôi cũng tổ chức các cuộc giao ban trên công trường với các thành phần gồm chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các nhà thầu thi công. Tại các cuộc giao ban, chúng tôi sẽ chỉ ra những vấn đề nào là “nóng bỏng”, có nguy cơ làm chậm tiến độ để đưa ra giải pháp.
PV: Vậy vấn đề “nóng bỏng” nhất ở Trung Sơn hiện nay là gì?
Ngoài ra, cá nhân tôi cũng như các anh lãnh đạo trong ban quản lý cũng thường xuyên có mặt trên công trường để kiểm tra, nắm bắt tình hình triển khai các hạng mục. Khi đi kiểm tra, gặp trực tiếp nhà thầu và anh em dưới công trường, chúng tôi sẽ nắm bắt được những yếu tố tiềm tàng để kịp thời tháo gỡ.
PV: Còn công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư vùng lòng hồ thì sao, thưa ông?
Ông Vũ Hữu Phúc: Đây là vấn đề được công ty đặc biệt quan tâm, bởi nếu không hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, vẫn có người dân sống trong vùng lòng hồ thì chắc chắn chúng tôi không thể thực hiện đóng cống dẫn dòng, tích nước hồ chứa được. Vậy nên, song song với các phần việc trên công trình chính thì anh em cũng phải hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư. Để làm được việc này, anh em phải thường xuyên xuống địa bàn gặp người dân và chính quyền địa phương để làm việc. Trong quá trình này, nếu phát hiện có vấn đề gì phát sinh thì phải xử lý. Nếu phát hiện vấn đề nào thái quá, ngoài khả năng quyết định của Trung Sơn thì phải kịp thời báo cáo để nhờ chính quyền xã, huyện hỗ trợ.
PV: Dự án Thủy điện Trung Sơn đang trên đường về đích. Vậy theo ông, đâu là những khó khăn lớn nhất mà Trung Sơn phải vượt qua để có được kết quả này?
Ông Vũ Hữu Phúc: Nói về khó khăn thì dự án thủy điện nào cũng thế, cũng nằm ở nơi “núi thẳm rừng sâu”, đời sống vật chất, tinh thần vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, ở Trung Sơn có một cái khác đó là các áp lực về môi trường như dòng sông nguyên vẹn, bảo tồn thiên nhiên… khi thi công rất lớn bởi nguồn vốn của Trung Sơn là từ Ngân hàng Thế giới. Mà những vấn đề này lại được họ đặc biệt quan tâm, kiểm tra, giám sát rất chặt chẽ. Mọi phần việc, hạng mục đều phải triển khai theo những tiêu chuẩn rất cao.
Chuyện giải quyết các công việc cũng có thể xem là điển hình. Ở Trung Sơn, mọi việc đều phải thực hiện theo hợp đồng, các điều khoản của hợp đồng và không có bất kỳ một sự châm trước nào cả. Anh làm sai thì anh chịu phạt. Ví như mình chỉ chậm chuyển tiền cho nhà thầu 1 ngày thôi thì ngay ngày hôm sau sẽ có “trát” chuyển đến yêu cầu thanh toán và phải chịu số tiền phạt chậm trả. Hay như các vấn đề về môi trường, dân sinh, nếu có sai sót gì thì cũng ngay lập tức được bên tư vấn gửi báo cáo về bộ phận chuyên trách của Ngân hàng Thế giới ngay.
Ngoài ra cũng phải nói thêm rằng, công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư tại các dự án thủy điện nói chung là do tỉnh thực hiện, ngành điện chỉ làm ở phần công trình chính. Nhưng ở Trung Sơn, phần việc này lại do công ty, ban quản lý thực hiện, mà giải phóng mặt bằng thì luôn là vấn đề “nóng”, khó khăn, phức tạp nhất đối với mọi công trình.
PV: Cảm ơn ông!
Thủy điện Trung Sơn là dự án thủy điện quy mô trung bình, được xây dựng trên dòng chính sông Mã thuộc địa phận xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nhà máy điện có công suất lắp đặt 260MW, bao gồm 4 tổ máy sản xuất 1.018,61 triệu kWh mỗi năm, là nguồn bổ sung đáng kể cho lưới điện quốc gia. Đây là một dự án đa mục tiêu, vừa cung cấp điện vừa giúp kiểm soát lũ, đồng thời góp phần vào chương trình biến đổi khí hậu ở Việt Nam bằng cách tránh được lượng khí phát thải CO2. |