Quản lý có hiệu quả Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pu Hu trong quá trình thực hiện Dự án Thủy điện Trung Sơn

Với sự hỗ trợ các trang thiết bị  của Dự án Thủy điện Trung Sơn công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (BTTN Pù Hu)  đã mang lại kết quả tích cực. Số lần tham gia tuần tra, kiểm tra rừng của kiểm lâm viên được tăng lên, tình trạng săn bắn động vật hoang dã trái phép, xâm lấn đất rừng, khai thác rừng trái phép được ngăn chặn, an ninh rừng trên địa bàn được giữ vững, đó là khẳng định của ông Lê Duy Cường, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hu.

 

Khu BTTN Pù Hu có địa bàn rộng, tập trung nhiều ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, lực lượng mỏng, phương tiện công cụ hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, cùng với đó là nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng của một bộ phận người dân trong khu bảo tồn còn hạn chế….

Nhằm  nâng cao năng lực và hỗ trợ  trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học để có thể thực hiện có hiệu quả các giải pháp giảm thiểu trước các tác động có thể gia tăng  trong quá trình xây dựng dự án thủy điện Trung Sơn, Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn đã hỗ trợ cho Ban quản lý  khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu một số thiết bị phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng như: máy thổi gió, bình chữa cháy đeo vai có động cơ, máy cắt thực bì,  loa cầm tay, dao phát, bàn dập, chăn dập lửa, ống nhòm, máy photocopy, máy tính xách tay,  máy ảnh kỹ thuật số, xe máy….

 

Cán bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn trong một đợt  thăm và làm việc tại Khu BTTN Pù Hu

 

Các trang thiết bị của Dự án Thủy điện Trung Sơn cung cấp đã giúp đơn vị thực hiện tốt hơn công tác quản lý bảo vệ rừng, tuần tra, kiểm tra rừng và thực hiện các hoạt động Phòng cháy chữa cháy rừng trên toàn bộ diện tích của Khu bảo tồn.

ông Lê Duy Cường, Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Ban Quản lý Khu BTTN Pù Hu cho biết: “ Thiết bị  định vị GPS, Ống nhòm được cán bộ Kiểm lâm sử dụng thường xuyên để tuần tra, kiểm tra rừng và thực hiện các hoạt động giám sát đa dạng sinh học tại khu vực giáp ranh với Thủy điện Trung Sơn. Ngoài ra, còn sử dụng ống nhòm để quan sát các hoạt động sản xuất của cộng đồng, nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm của cộng đồng như: phát nương làm rẫy trái phép, khai thác trái phép, đốt nương và cháy rừng. Bên cạnh đó các trang thiết bị khác  được Dự án Thủy điện Trung Sơn hỗ trợ đã được Ban Quản lý Khu BTTN  cấp đầy đủ lên các trạm kiểm lâm, đảm bảo phương tiện tại chỗ để tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra”.

 

Với sự giúp đỡ và hỗ trợ của Dự án Thủy điện Trung Sơn, công tác quản lý bảo vệ rừng Thiên nhiên Pù Hu đã mang lại những kết quả tích cực

 

Để quản lý, bảo vệ  tốt hơn khu vực rừng giáp ranh với Dự án Thủy điện Trung Sơn Ban Quản lý Khu BTTN  Pù Hu đã thành lập thêm một chốt Kiểm lâm đóng tại bản Chiềng, xã Trung Sơn để thường xuyên theo dõi các hoạt động có liên quan đến tài nguyên rừng. Khu Bảo tồn củng đã tiến hành giám sát đa dạng sinh học khu vực giáp ranh với Thủy điện Trung Sơn  để theo dõi sự thay đổi về sinh cảnh sống, biên độ sống của một số loài động vật. Đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhân thức cho công nhân và cộng đồng, cấp phát bản đồ, hồ sơ ranh giới cho các bản giáp ranh để quản lý tốt hơn về ranh giới khu vực giáp ranh với Khu BTTT.

 

Cán bộ Ban Quản lý Khu BTTN  Pù Hu tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về công tác quản lý, bảo vệ rừng

 

Cán bộ Ban Quản lý Khu BTTN  Pù Hu tập huấn nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và đa dạng sinh học cho cán bộ và công nhân nhà thầu thi công Dự án Thủy điện Trung Sơn

 

Ông Trần Quốc Hùng – Phó trưởng phòng Bồi thường – Giải phóng mặt bằng, Ban Quản lý dự án Thủy điện Trung Sơn cho biết: “ Trong năm 2014, dự án thủy điện Trung Sơn sẽ tiếp tục hỗ trợ cho  khu bảo tồn  Pù Hu xây dựng một số mốc khu bảo tồn, biển báo tuyên truyền  bảo vệ rừng; Dự án cũng tổ chức các khóa tập huấn cho cán bộ Ban Quản lý Khu BTTN  Pù Huvề kỹ năng giám sát đa dạng sinh học, quản lý bảo vệ rừng”.

“Ngoài việc nâng cao năng lực cho các khu bảo tồn thiên nhiên trong năm 2014, Dự án thủy điện Trung Sơn  sẽ thuê các chuyên gia Tư vấn thực hiện chương trình giám sát tác động đến loài quý hiếm đối với 2 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu và Xuân Nha trong quá trình thi công dự án thủy điện Trung Sơn”, ông Hùng cho biết thêm.

Với sự giúp đỡ và hỗ trợ của Dự án Thủy điện Trung Sơn, Khu BTTT Pù Hu chắc chắn sẽ được bảo vệ tốt hơn, giảm thiểu trước các tác động có thể gia tăng  trong quá trình xây dựng Dự án Thủy điện Trung Sơn, góp phần phát triển bền vững về môi trường và xã hội và đó củng là mục tiêu của Dự án.

 

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu có tổng diện tích tự nhiên 27.502 ha, trong đó hơn 23.149 ha rừng đặc dụng cần được bảo vệ nghiêm ngặt, có nhiều loài động, thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, trải dài ở 39 tiểu khu với 53 thôn, bản thuộc địa giới hành chính của 11 xã thuộc 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát của tỉnh Thanh Hóa. Đây là một trong hai Khu Bảo tồn thiên nhiên bị ảnh hưởng gián tiếp bởi dự án thủy điện Trung Sơn.