MẪU GAF VỀ: BẢNG KIỂM VỀ TUÂN THỦ NỘI BỘ – DỰ ÁN THỦY ĐIỆN TRUNG SƠN

Công ty TNHH MTV  Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo)

Bảng kiểm về Tuân thủ Nội bộ

Lưu ý sử dụng:

Những bảng kiểm này được cung cấp chỉ như là một điểm tham chiếu thiết thực đối với đấu thầu hàng hoá và hoạt động giám sát.

Sự tham chiếu hợp lý đến các tài liệu của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam phải được thực hiện trong suốt chu trình dự án. Trong trường hợp có bất kỳ xung đột nào giữa những tài liệu đó với các bảng kiểm này thì các tài liệu của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam sẽ luôn luôn được áp dụng.

Chỉ dẫn:

1.      Các Bảng kiểm về Tuân thủ Nội bộ này được sử dụng bởi cả các Quản lý có liên quan tới các khía cạnh kỹ thuật và tài chính chi tiết trong việc chuẩn bị và thực hiện các gói thầu và Người quản lý Gói thầu (BPCs), là người có trách nhiệm quản lý các gói thầu và bảo đảm sự toàn vẹn tổng thể của chúng.

2.      Bảng kiểm này được soạn thảo nhằm làm cho tất cả những người tham gia trong quá trình đấu thầu nhận thức về các hành động tham nhũng tiềm năng cả ở trong TSPHCo và giữa các nhà thầu.

3.      Các nhà quản lý liên quan trong các khía cạnh kỹ thuật và tài chính của một gói thầu sẽ sử dụng các Bảng kiểm Quy trình để:

a)     Ngăn chặn các khả năng về tham nhũng bằng cách tuân theo các quy trình  trong việc chuẩn bị Hồ sơ Mời thầu (HSMT), Báo cáo Đánh giá Hồ sơ Dự thầu (HSDT), Hợp đồng,  Yêu cầu Thanh toán Hợp đồng và các Yêu cầu Thay đổi; và

b)     Phát hiện tham nhũng tiềm năng trong kết quả đấu thầu

4.      Người quản lý gói thầu (BPCs) sẽ sử dụng Bảng kiểm Tổng hợp để vừa nhằm bảo đảm rằng Bảng kiểm Quy trình ở mục 3 ở trên đã được hoàn thành một cách đúng đắn, và ngăn chặn và phát hiện tiềm năng tham nhũng trong quá trình quản lý như việc phát hành HSMT hoặc Tiếp nhận HSDT.

5.      Trong quá trình một gói thầu đi qua các giai đoạn, chỉ một Bảng kiểm cần thiết phải hoàn thành cho từng giai đoạn, Trước khi bắt đầu một giai đoạn, Quản lý hoặc BPCs nên xem xét lại các Bảng kiểm liên quan trước đó để bảo đảm rằng từng điều khoản riêng lẻ được xem xét đến trong quá trình qua từng giai đoạn được hoàn thành. Hoàn thành Bảng kiểm ở cuối mỗi giai đoạn do đó sẽ đơn giản và nhanh hơn.

6.      Khi hoàn thành một giai đoạn, Quản lý đứng đầu nên xem xét lại từng điều khoản trong Bảng kiểm Quy trình và ký nháy để xác nhận sự tuân thủ của mình trong hộp đánh dấu được cung cấp, và bổ sung bất kỳ giải thích nào nếu cần thiết. Nếu người này không đồng ý với một điều khoản trong Bảng kiểm, người đó không nên ký nháy và lời giải thích chi tiết nên được được ra.

7.      BPC sau đó nên kiểm tất cả các điều khoản đã được ký nháy, xem xét tất cả các chú thích và theo dõi nếu cần thiết, ký nháy vào Bảng kiểm Hợp nhất để khẳng định sự hoàn thành một cách thỏa mãn đối với từng Bảng kiểm Quy trình riêng biệt, và thêm bất kỳ nhận xét nào về Bảng kiểm Tổng hợp nếu cần thiết. Nếu người đó không đồng ý với một điều khoản trong Bảng kiểm, người đó không nên ký nháy và nên cung cấp lời giải thích chi tiết.

8.      Trong bất kỳ giai đoạn quản lý nào, BPCs chỉ có trách nhiệm đối với việc kiểm tra sự tuân thủ và ký nháy đối với từng điều khoản riêng lẻ trong Bảng kiểm Tổng hợp.

9.    BPCs nên xem xét lại HSMT, Báo cáo đánh giá HSDT, Hợp đồng,  Yêu cầu Thanh toán Hợp đồng và các Yêu cầu Thay đổi nếu người đó muốn hiểu một cách toàn diện từng điểu khoản trong Bảng kiểm Tổng hợp. Nhưng người đó không được tham gia vào việc chuẩn bị những văn bản này.

10.  Trong hầu hết các trường hợp, chỉ một Bảng kiểm cần thiết phải hoàn thành một lần khi kết thúc một giai đoạn cụ thể của chu trình dự án. Tuy nhiên trong trường hợp giám sát thi công, Bảng kiểm 4.1 và 4.2 nên được hoàn thành theo từng quý.

11.  Trách nhiệm chủ yếu trong sự hợp nhất HSMT, Báo cáo đánh giá HSDT, Hợp đồng,  Yêu cầu Thanh toán Hợp đồng và các Yêu cầu Thay đổi và quá trình và thủ tục liên quan đến chúng là của người Quản lý chuẩn bị chúng. Nhiều văn bản đòi hỏi sự xem xét trước hoặc sau và không phản đối từ Ngân hàng Thế giới. Những Bảng kiểm được sử dụng như một phương tiện để giúp tránh những vấn đề trong những xem xét này, không sao chép chúng.

12.  BPCs có trách nhiệm bảo đảm việc sử dụng một cách hợp lý như một phần hợp nhất của hệ thống Phòng chống Tham nhũng của TSHPCo.

13.  BPCs cũng có trách nhiệm duy trì đầy đủ văn bản lưu và lưu trữ những Bảng kiểm này.

Chi tiết tải về: Bang kiem tuan thu noi bo(TSHPCo).doc